Nhu cầu sử dụng tăng cao, việc thiết kế và thi công thang máy gia đình (đặc biệt là phần móng) là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những yêu cầu kỹ thuật cơ bản, những tiêu chuẩn kỹ thuật cần đảm bảo khi làm móng thang máy nhà ở dân dụng.
1. Móng thang máy là gì?
Hố Pít thang máy (còn gọi là móng thang máy): Móng thang máy nói chung và móng thang máy nhà dân nói riêng là phần giếng thang phía dưới mặt sàn tầng dừng thấp nhất. Thường được thiết kế nằm ở vị trí âm so với mặt đất. Vì vậy sẽ chịu tác động của các mạch nước thường là các mạch nước ngầm tự nhiên trong lòng đất hay là nước thải sinh hoạt của các công trình xây dựng. Do đó quá trình thiết kế xây dựng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để luôn giữ cho hố móng thang máy không bị thấm nước và luôn khô ráo. Đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị lắp đặt bên dưới hố móng.
2. Một số lưu ý khi làm móng thang máy gia đình
Khi tiến hành thi công thang máy nhà dân, chủ đầu tư, đơn vị thi công cần nên lưu ý một số tiêu chí để đảm bảo những yêu cầu về thiết kế cũng như thi công hoàn thiện. Chủ đầu tư cần nắm vững một số yêu cầu đảm bảo các tiêu chuẩn về kết cấu khi thi công nhà trọn gói, nếu thực hiện thi công thang máy thì cần phải bảo đảm các yêu cầu tiêu chuẩn về mặt kết cấu như sau:
2.1 Độ bền của móng hố thang máy gia đình
Theo tiêu chuẩn TCVN 6395 : 2008 đối với THANG MÁY ĐIỆN – YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT có quy định rất chặt chẽ về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hạng mục công trình:
- Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu lực tác dụng của ray dẫn hướng. Trừ các ray dẫn hướng kiểu treo khối lượng tính bằng kilôgam của các ray dẫn hướng công với phản lực, tính bằng niuton tại thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn.
- Sàn của hố thang máy phải có khả năng chịu lực tác dụng của thiết bị giảm chấn, cabin.
2.2 Các điều kiện khi xây móng hố thang máy gia đình
Trong trường hợp đặc biệt phải bố trí hố PIT phía trên khoảng không gian có thể có người qua lại, thì phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Sàn hố PIT phải chịu được tải trọng không nhỏ hơn 5000N/m2 .
- Phải có một cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng. Hoặc không phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.
- Hố PIT phải có đường lên xuống an toàn ( các quai sắt chôn trong tường, thang tay cố định, bậc xây..) bố trí ở lối vào cửa tầng và không gây cản trở chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng.
- Độ sâu của hố thang phải thích hợp, sao cho khi cabin đặt vị trí thấp nhất có thể ( khi giảm chấn đã bị nén hết) thì phải đáp ứng yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các yếu tố an toàn
2.3 Xây dựng phương án chống thấm hiệu quả
- Chống thấm hố thang máy là hạng mục chống thấm đặc biệt. Khác với các công trình chống thấm thông thường, chống thấm hố PIT thang máy còn phải tính toán đến lực tác động do hoạt động của các thiết bị thang máy gây ra như sự rung lắc của động cơ.
- Do vậy nếu không được xử lý chống thấm với phương án tốt nhất, nước sẽ thẩm thấu ngấm vào gây hư hỏng hệ thống máy móc, động cơ và các hệ thống điện. Ảnh hưởng tới tuổi thọ và kết cấu của công trình. Đặc biệt gây mất an toàn trong quá trình sử dụng và công tác bảo trì bảo dưỡng.
Cần xử lý chống thấm trước khi đi vào sử dụng các hạng mục để tránh xảy ra trường hợp thang máy đã được lắp đặt, công trình đi vào hoạt động bị ngấm nước. Khi đó việc xử lý rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí.
Như vậy, để thang máy nhà bạn thi công chính xác và duy trì tuổi thọ bạn nên chú ý thực hiện những lưu ý trên ngoài ra:
- Lựa chọn một đơn vị thiết kế và thi công có kinh nghiệm.
- Tuân thủ theo bản vẽ thiết kế và những lưu ý khi thi công
Để được tư vấn kỹ hơn về tiêu chuẩn làm móng thang máy gia đình, bạn hãy liên hệ với thông tin bên dưới, Thang máy An Bình sẽ có đội ngũ liên hệ sớm giúp bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
Hotline/ Zalo: 0981 78 84 86
Email: thangmaythietbianbinh@gmail.com