Khi sử dụng thang máy tại gia đình hay chung cư, trung tâm thương mại, hay các tòa nhà cao tầng,… vấn đề kẹt trong thang máy luôn là một trong nỗi lo của nhiều người. Đây cũng là một trong những sự cố thường xảy ra với thang máy.
Mặc dù trong thực tế, trường hợp kẹt thang máy xảy ra rất hy hữu. Hơn nữa, do các tiêu chuẩn về an toàn, nên trường hợp có xảy ra sự cố, thường sẽ không có hậu quả gì xảy ra.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình sử dụng, bạn nên biết một số cách giải quyết khi bị kẹt trong thang máy để có thể nhanh chóng khắc phục sự cố.
Một số dấu hiệu có thể xảy ra khi thang máy bị kẹt như thang máy dừng đột ngột hoặc chạy giật cục, đèn tắt. Khi gặp những trường hợp này, bạn nên chủ động thực hiện các bước sau:
Bước 1. Giữ bình tĩnh
Trước tiên cần giữ bình tĩnh, hít thở sâu, cố gắng làm quen với bóng tối. Một trong vấn đề mà khách hàng gặp sự cố khi sử dụng thang máy, đó là sự lo sợ, dẫn đến hoảng loạn.
Bước 2. Giữ tư thế an toàn
Dựa lưng sát tường, gần tay vịn càng tốt, hơi khuỵu gối để đề phòng trường hợp thang rơi tự do rồi dừng đột ngột. Chỉ trở về tư thế bạn đầu khi thang đã dừng hẳn
Lưu ý: Do các tiêu chuẩn về an toàn khi lắp đặt, vì vậy, thang máy sẽ không rơi tự do xuống hố thang rồi nổ như… trong phim. Một số trường hợp thang máy bị lỗi sẽ dẫn đến tình trạng tăng tốc đột ngột, vượt quá tốc độ bình thường, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn của bộ khống chế tốc độ. Lúc này, bộ khống chế tốc độ sẽ ghim chặt cabin vào ray, giúp đảm bảo an toàn cho người trong thang máy.
Bước 3. Liên lạc với bên ngoài
Khi mọi thứ đã ổn định, hãy tìm cách liên lạc với bên ngoài
– Dùng điện thoại di động để liên hệ với người thân
– Bấm nút báo khẩn cấp có trong cabin thang máy
– Gọi to và rõ hoặc đập mạnh vào cửa thang máy để tạo tiếng động báo ra bên ngoài
Bước 4. Thực hiện thoát hiểm
Trong trường không tìm được giúp đỡ, hoặc không liên lạc được bên ngoài, hãy thực hiện thoát hiểm bằng cách sau:
– Dùng vật cứng, mỏng (chìa khóa xe, gót giày nhọn, bấm móng tay…), đưa vào khe cửa rồi từ từ đẩy ra. Khi đẩy cửa hé ra vừa đủ, dùng tay kéo mạnh và dứt khóa cửa ra 2 phía.
– Trong quá trình mở, cửa hở tới đâu, nên chèn thêm vật dụng vào, tránh cửa bị khép lại. Một số vật dụng có thể sử dụng như điện thoại, sách, túi xách, giày dép… Rồi sau đó gọi to để liên hệ với bên ngoài.
Thông thường, thang máy trong trạng thái hoạt động có các quạt gió thổi vào trong cabin. Trong trường hợp thang bị sự cố không hoạt động, các quạt tuy ngừng lại nhưng bản thân hệ thống cabin đã có diện tích thông gió ở trên nóc và dưới sàn để đảm bảo luôn có đủ không khí, chứ cabin không kín hoàn toàn. Vì vậy, trong trường hợp xấu nhất bạn mới nên thực hiện bước này, bởi khi cạy cửa cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Bước 5. Thoát khỏi thang máy
Khi cửa thang máy đã mở, bạn hãy quan sát thật kỹ đang ở vị trí nào. Nếu cửa thang đang ở lưng chừng giữa 2 tầng, ưu tiên xuống tầng dưới. Lưu ý, có trường hợp thang ở lưng chừng 2 tầng, phía dưới là hầm sâu, bạn nên quan sát kỹ để tránh nguy hiểm. Sau đó, nhảy ra nhanh và dứt khoát. Tuyệt đối không đứng ở ngay cửa thang máy để giữ cửa.
Thang máy gia đình cũng chỉ là một thiết bị giúp cuộc sống con người tiện lợi hơn. Để được điều đó, thang máy cần phải đảm bảo các yếu tố an toàn trong quá trình sử dụng. Đây cũng là lý do vì sao cần bảo trì thang máy thường xuyên.
Theo dõi Thang máy An Bình để biết thêm nhiều cách sử dụng thang máy an toàn, bảo vệ bản thân và những người xung quanh nhé!
Thông tin liên hệ:
Hotline/ Zalo: 0981 78 84 86
Email: thangmaythietbianbinh@gmail.com