Chi phí bảo trì thang máy gia đình là khoản chi lâu dài, chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí vận hành thang máy gia đình. Ngoài việc quan tâm đến chi phí lắp đặt, khách hàng cần tìm hiểu và đánh giá chính xác chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy. Các chi phí liên quan bao gồm: Bảo trì phòng máy, nóc cabin, giếng thang, hố pit, cửa tầng, nội thất.
1. Chi phí bảo trì thang máy nhập khẩu nguyên chiếc
Chi phí bảo dưỡng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc sẽ căn cứ vào việc bạn lựa chọn thương hiệu nào, vật liệu ra sao, tải trọng như thế nào và số tầng phục vụ là bao nhiêu.
- Với các thương hiệu lớn như: Mitsubishi, Schindler, Fuji,…thì phí bảo trì cho một chiếc thang máy nhập khẩu nguyên chiếc là khá cao, bởi công nghệ và phụ tùng độc quyền do các hãng sản xuất, ít có trên thị trường.
- Vật liệu khác nhau sẽ có mức bảo trì khác nhau. Như thang máy sử dụng bằng kính cường lực sẽ có chi phí bảo trì cao hơn so với thép hoặc inox.
- Tải trọng càng lớn thì chi phí bảo trì sẽ càng cao và ngược lại.
- Cũng như tải trọng thang máy có số tầng phục vụ ít phí bảo trì sẽ thấp.
Tuy nhiên chi phí bảo trì thang máy nhập khẩu nguyên chiếc vẫn còn tùy thuộc vào các yếu tố trên của thang máy mà có mức chi phí khác nhau.
2. Chi phí bảo trì thang máy liên doanh
Cũng như thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí bảo trì cho thang máy liên doanh cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: Thương hiệu liên doanh, vật liệu, tải trọng và số tầng phục vụ.
Do thang máy liên doanh chỉ có những linh kiện chính là nhập khẩu từ chính hãng còn phần Cabin sẽ được sản xuất tại đơn vị trong nước, và linh kiện lại dễ tìm và thay thế nên chi phí bảo trì thang máy liên doanh sẽ thấp hơn thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.
3. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy định kỳ theo tháng/ quý/ năm
Việc bảo dưỡng thang máy định kỳ sẽ giúp cho thang máy gia đình bạn được hoạt động ổn định và tiết kiệm khá nhiều điện năng.
Trên thị trường hiện nay thường có các gói bảo trì định kỳ chung được quy định như:
- Theo tháng: Trung bình 1 tháng bảo trì 1 lần với mức giá từ 150.000 – 200.000 VNĐ.
- Theo quý: Theo quý 3 tháng/lần bảo trì mức giá bảo trì từ 500.000 – 700.000 VNĐ.
- Theo năm: 1 năm/2 lần bảo trì với mức giá: 800.000 – 2.000.000 VNĐ.
Thường trong thời gian đầu khi mới lắp thang máy khách hàng nên bảo trì hàng tháng để nắm bắt được sự vận hành của thang máy xem có ổn định hay không. Và sau 1 năm sử dụng thì nên dùng gói bảo trì 3 tháng/ lần nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng thang máy.
4. Chi phí thay thế thiết bị thang máy
Thay thế thiết bị vốn sẽ đắt hơn việc bảo dưỡng thang máy, tuy nhiên khi 1 bộ phận của thang máy đã xuống cấp trầm trọng và không còn khả năng phục hồi hoạt động thì việc thay thế rất cần thiết cho sự an toàn của thang máy.
Với những hãng thang nổi tiếng chất lượng bền bỉ lại nhập nguyên chiếc thì việc thay thế thiết bị diễn ra ở mức độ rất thấp. Và nếu thay thế thiết bị của các hãng thang này sẽ tốn một khoản chi phí khá lớn bởi tính độc quyền trong linh kiện thay thế. Các bộ phận thường thay thế đa phần là những bộ phận nhỏ như đèn chiếu sáng, hay quạt gió thang máy. Chi phí thay thế cho các thiết bị này rất rẻ và dễ tìm kiếm thay thế.
Ngoài ra trong thời gian bảo hành thang máy khi gặp sự cố hỏng hóc linh kiện của hãng cần thay thế thì sẽ được thay thế miễn phí từ nhà cung cấp lắp đặt thang máy.
5. Đơn vị bảo trì thang máy uy tín, an toàn
Công tác bảo trì – bảo dưỡng cần phải được thực hiện định kỳ. Bảo trì 2 tháng/ lần đối với thang máy có tuổi thọ dưới 5 năm và 1 tháng/ lần đối với thang máy có tuổi thọ 5 năm trở lên.
Thang máy An Bình cung cấp các gói bảo trì với thời gian hợp đồng khác nhau đem lại sự lựa chọn linh hoạt cho khách hàng và nhiều quyền lợi hấp dẫn.
Đội ngũ nhân viên của công ty được đào tạo và cấp chứng chỉ bởi các nhà sản xuất thang máy lớn như: Mitsubishi, Fuji, ThyssenKrupp, … Nhờ đó, quy trình bảo trì, chăm sóc thang máy của chúng tôi luôn đạt tiêu chuẩn hợp lý.
Thông tin liên hệ:
Hotline/ Zalo: 0981 78 84 86
Email: thangmaythietbianbinh@gmail.com