Giảm dùng thang máy là một trong các giải pháp cấp bách được nêu trong văn bản của UBND TP. HCM nhằm đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định. Thực tế, có những cách nào để tiết kiệm điện cho thang máy?
Nhằm đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn thành phố trong năm 2023, đặc biệt là giai đoạn cao điểm nắng nóng có nguy cơ thiếu điện do thiếu hụt nguồn nước, UBND thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan phối hợp cùng Tổng Công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) tăng cường triển khai các giải pháp, thực hiện tiết kiệm điện.
Giai đoạn cao điểm nắng nóng có nguy cơ thiếu điện do thiếu hụt nguồn nước. Ảnh: ENVHCMC.
Theo đó, đề nghị các cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng, các đơn vị như trường học, trung tâm đào tạo, trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ dừng hoạt động 50% số thang máy, khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau,…
Bên cạnh đó, còn có các đề xuất khác như: điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên, mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc làm việc, tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tại phòng làm việc, hạn chế sử dụng trang phục trang trọng, áo vest… khi làm việc và tham gia họp.
Theo các nhà chuyên môn, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình trạng năng nóng, hạn hán đã làm cho các hồ thủy điện thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng và dự báo việc thiếu hụt này sẽ tiếp diễn đến cuối mùa cạn năm 2023, gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp điện của cả nước.
Vậy làm sao để tiết kiệm điện trong sử dụng thang máy ngoài lựa chọn dừng hoạt động 50% thang máy như đề nghị trên?
Theo chuyên gia kỹ thuật của Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy, việc tiết kiệm điện năng trong sử dụng thang máy cần chia làm 3 giai đoạn: lựa chọn, lắp đặt và sử dụng thang máy. Cụ thể, một số lưu ý để giúp tiết kiệm điện năng đối với cả thang máy gia đình và thang máy tòa nhà cao tầng là:
1. Tính toán – lựa chọn công suất, tốc độ, động cơ,…
Việc tính toán để lựa chọn thang máy có công suất, tốc độ phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ giúp tối ưu mức tiêu thụ điện năng. Ví dụ một tòa nhà 5 tầng chỉ cần thang máy có tốc độ khoảng 1.0m/s, với thang máy gia đình có số tầng ít hơn trong khoảng 0,3 – 0,6m/s là phù hợp. Ngoài ra cũng không nên chọn thang máy có tải trọng quá lớn nếu số lượng người sử dụng ít, việc này cũng giúp giảm điện năng.
Ngoài ra, cũng nên chọn động cơ có hiệu suất cao, động cơ có tiêu chuẩn hiệu suất càng cao thì càng tiết kiệm nhiều điện năng, bảo vệ môi trường, giảm tiêu thụ nguồn năng lượng chung.
2. Lựa chọn các thương hiệu thang máy có chứng chỉ eco-design
Hiểu đơn giản, Eco-design (thiết kế sinh thái) tạo ra các sản phẩm cân nhắc đến tác động môi trường trong toàn bộ “vòng đời” của chúng: từ quá trình sản xuất, đến việc sử dụng và thải bỏ chúng. Do đó, sản phẩm của các thương hiệu này cũng tối ưu việc tiết kiệm nhiên liệu, điện năng.
3. Trang bị tính năng hỗ trợ việc giảm thiểu công suất tiêu thụ điện
Có một số tính năng được trang bị cho thang máy giúp hỗ trợ việc giảm thiểu công suất tiêu thụ điện như cảm biến tải trọng. Theo đó, tính năng này sẽ nhận biết tải trọng thực tế trong cabin của mỗi lượt di chuyển để đưa ra lượng điện tiêu thụ phù hợp.
4. Lựa chọn dòng thang có công nghệ truyền động giảm điện năng tiêu thụ
Các công nghệ truyền động khác nhau sẽ có mức tiêu thụ điện khác nhau. Ví dụ như thang máy thủy lực chỉ dùng điện khi đi lên, còn khi đi xuống gần như không tiêu hao điện.
5. Lưu ý khi lắp đặt
Khi lắp đặt các thiết bị phụ trợ thêm cho thang máy, cần lưu ý việc cài đặt để thiết bị tắt khi không sử dụng. Ví dụ như hệ thống đèn, quạt trong cabin tự động tắt khi không có lượt gọi, ưu tiên sử dụng ánh sáng (led),… tiết kiệm điện. Đặc biệt là các thiết bị điện tử trình chiếu như tivi, màn led, radio hoặc máy phát nhạc,…
Các thiết bị điện tử có thể cài đặt tắt khi hệ thống cảm biến ghi nhận không có người trong cabin thang máy
Quá trình lắp đặt thang máy cũng cần đặc biệt lưu ý lắp đặt đạt chuẩn và kiểm tra để giảm thiểu ma sát giữa các bộ phận truyền động, như giữa cabin và ray, guốc dẫn hướng,…
6. Sử dụng thiết bị thu hồi điện năng
Trong quá trình thang máy vận hành, động cơ thang máy cũng tạo ra một lượng năng lượng nhất định. Các thang máy thông thường không lắp đặt thêm thiết bị thu hồi điện năng thì lượng năng lượng này trở nên lãng phí. Bằng cách lắp đặt thêm một thiết bị thu hồi điện năng, chúng ta sẽ chuyển lượng năng lượng đó thành dạng dự trữ hoặc trả về nguồn điện để sử dụng sau đó.
7. Sử dụng theo nhóm, phân tầng cách quãng,…
Các tầng thấp (dưới 3 tầng) hoặc di chuyển giữa các tầng gần nhau nên hạn chế sử dụng thang máy. Việc này có thể tuyên truyền tới người sử dụng hoặc cài đặt trên hệ thống thang máy về phân tầng cách quãng, dừng tầng xen kẽ,…
Ngoài ra, người sử dụng nên dùng theo nhóm hợp lý, phù hợp với mức tải trọng thang, tránh mỗi lượt di chuyển chở 1 người và di chuyển nhiều lượt.
8. Không bấm các nút điều khiển không cần thiết
Việc này dễ xảy ra tại những nơi có trẻ nhỏ, bấm chọn các tầng không có người ra, nghịch ngợm các nút bấm,… Việc nghịch ngợm này không chỉ gây tốn điện năng mà còn có thể khiến thang máy trục trặc.
Trên đây là 7 lưu ý từ quá trình lựa chọn, lắp đặt đến sử dụng thang máy hướng đến mục tiêu tiết kiệm điện năng. Những điều này không chỉ hữu ích trong mùa nắng nóng khi cần tiết kiệm điện nhằm đảm bảo nguồn điện cung cấp ổn định trên toàn quốc mà còn giúp từng gia đình, từng tòa nhà tiết kiệm chi phí điện năng, tiết kiệm nguồn nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
Thông tin liên hệ:
Hotline/ Zalo: 0981 78 84 86
Email: thangmaythietbianbinh@gmail.com