Sử dụng điện 3 pha cho thang máy gia đình

Trong sinh hoạt hàng ngày, phần lớn các hộ gia đình thường sử dụng điện 1 pha. Nếu gia đình hoặc đơn vị có nhu cầu lắp đặt điện 3 pha sẽ cần được đơn vị có thẩm quyền cung cấp điện cấp phép sử dụng. Ngay bây giờ Thang máy An Bình sẽ giải đáp cho bạn hiểu hơn về nguồn điện 3 pha và cách đăng ký điện 3 pha.

>> Đọc thêm: Những nguyên tắc vàng khi lựa chọn thang máy gia đình

1. Điện 1 pha và điện 3 pha là gì?

Điện 1 pha là gì?

Điện 1 pha gồm 1 dây nóng và một dây lạnh. Dây nóng có chức năng “mang điện” cung cấp đến các thiết bị, còn dây lạnh có chức năng “trung hòa” mang dòng điện trở lại nguồn.

Giống như đường ống nước, nước chạy qua dây nóng đến các thiết bị và giúp các thiết bị vận hành. Sau khi đã qua sử dụng, nước chảy ngược về dây lạnh. Hoàn thành một chù trình dòng chảy.

Đó chính là cách hoạt động của điện 1 pha. Nhưng điện 1 pha thường không đi được xa nên chỉ đủ để cung cấp cho các thiết bị gia đình như tivi, quạt, máy lạnh. Với những thiết bị có công suất lớn thì điện 1 pha không thể đủ tải. Vì vậy mà chúng ta cần đến điện 3 pha.

Lắp điện 3 pha cho gia đình

Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha có 3 dây nóng và 1 dây lạnh tương ứng với 3 dây “mang điện” và 1 dây “trung hòa”. Cách hoạt động điện 3 pha giống với với điện 1 pha nhưng khác về số lượng. Điều này cũng đã cho thấy khả năng đáp ứng cho các thiết bị công suất lớn của điện 3 pha tốt hơn.

2. Đối tượng nào cần lắp điện 3 pha

Nhờ khả năng đáp ứng được các thiết bị lớn mà điện 3 pha chỉ dành cho một số trường hợp nhất định. Không phải gia đình nào đăng ký điện 3 pha cũng được phê duyệt. Nguồn điện 3 pha chỉ dành cho các trường hợp sau:

  • Cơ sở sản xuất công nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng thiết bị điện có công suất lớn
  • Hộ gia đình sử dụng thang máy

3. Lợi ích của thang máy khi sử dụng điện 3 pha

Lợi ích của lắp điện 3 pha cho thang máy gia đình

1, Giúp ổn định và cân bằng điện: Với 3 dây nóng, lượng điện được phân phối tốt hơn. Nhờ đó mà duy trì cân bằng và giảm căng thẳng cho các bộ phận. Điều này giúp cho thang máy vận hành êm ái và bền bỉ.

2, Công suất đầu ra cao: Khả năng vượt trội của điện 3 pha đã cung cấp nhiều lượng điện năng  hơn. Đảm bảo thang máy có đủ năng lượng để vận hành tải khách theo phương thẳng đứng. Đặc biệt với những thang máy có tải trọng lớn.

Lợi ích của việc lắp điện 3 pha cho gia đình

3, Hiệu suất cao: Với ưu điểm cung cấp điện ổn định, giảm quá tải đã thể hiện được việc truyền tải điện hiệu quả. Vì vậy ngăn chặn được tình trạng lãng phí năng lượng.

4, Giảm hóa đơn tiền điện: Đây cũng chính là câu trả lời “thang máy có tốn điện không”. Với điện 3 pha, hóa đơn tiền điện hàng tháng được tiết kiệm hơn. Thang máy chỉ tốn điện khi bạn sử dụng nguồn điện không đúng với công suất động cơ.

5, Phù hợp với các động cơ thang máy hiện nay: Các dòng động cơ thang máy hiện nay đều cần sử dụng nguồn điện 3 pha 380V để vận hành êm ái, bền bỉ. Không chỉ tiết kiệm tiền điện, mà điện 3 pha còn giúp bảo vệ và gia tăng tuổi thọ cho động cơ thang máy.

>> Đọc thêm: Thang máy gia đình có tốn điện không

4. Thủ tục lắp điện 3 pha

Một trong những yêu cầu để thang máy An Bình có thể tiến hành đưa hàng về công trình và thực hiện lắp đặt là bạn phải chuẩn bị mặt bằng và điện 3 pha. Sau đây, Thang máy An Bình sẽ cung cấp các bước để bạn có thể chuẩn bị điện 3 pha thuận lợi và nhanh chóng.

Bước 1: Kiểm tra khu vực cư trú có mạng lưới điện 3 pha không

Bước 2: Liên hệ với đơn vị cung cấp điện cho gia đình và đăng ký lắp điện 3 pha. Trong đó, hồ sơ đăng ký sử dụng điện 3 pha cần chứng mình được gia đình lắp đặt thang máy cần điện 3 pha. Hồ sơ cần có những giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị mua điện
  • Giấy tờ tùy thân
  • Bản sao của một trong các giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện

Hồ sơ đăng ký điện 3 pha

  • Bản sao của một trong giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện:

Hồ sơ đăng ký điện 3 pha

Bước 3: Đánh giá và phê duyệt hồ sơ

Bước 4: Tiến hành lắp điện 3 pha

Như vậy, để có thể được phê duyệt yêu cầu lắp điện 3 pha, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên. bên cạnh đó cũng có nhiều khách hàng đặt ra câu hỏi “Có đăng ký điện 3 pha online được không?“.

Trên website của tập đoàn điện lực Việt Nam đã có mục đăng ký mua điện online, bạn có thể truy cập tại đây: đăng ký lắp điện 3 pha online

5. Chi phí lắp đặt điện 3 pha

Chi phí cho quá trình lắp điện 3 pha có thể dao động trong khoảng 10.000.000 đến 15.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào từng khu vực và điều kiện khác nhau.

Chi phí này sẽ thường bao gồm: các thiết bị chuyển đổi điện áp, công tơ, chi phí nhân công, thuế,…

Ngoài ra có nhiều khách hàng thường lo lắng thang máy có tốn điện không? Bạn có thể tham khảo thêm về bảng giá tiền điện 3 pha cho sinh hoạt để ước lượng số tiền điện hàng tháng dành cho thang máy.

Nhưng cũng cần lưu ý, giá điện 3 pha dùng cho sinh hoạt của gia đình khác với giá điện 3 pha dùng cho kinh doanh

6. Lưu ý khi sử dụng điện 3 pha

Để tránh những rủi ro trong quá trình lắp đặt cũng như sử dụng, bạn cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

  • Tuân thủ các quy tắc an toàn về điện: Ngắt nguồn điện khi không còn sử dụng, không bố trí các thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt.
  • Không tự ý sửa chữa, cải tạo hệ thống điện 3 pha
  • Luôn sử dụng các dụng cụ an toàn như kìm cách điện, găng tay cách nhiệt
  • Không sử dụng quá cấp điện áp cho phép
  • Muốn thay thế hay sửa chữa cần liên hệ với thợ điện tại khu vực sinh sống

Như vậy, bạn cần lưu ý một số thông tin về lắp điện 3 pha như: thủ tục đăng ký cấp điện 3 pha, giá điện 3 pha và lưu ý khi sử dụng. Đặc biệt khi nhu cầu sử dụng thang máy càng cao thì việc lắp đặt điện 3 pha là rất cần thiết.