1. Khái Niệm về Bảo Trì Thang Máy
Bảo trì thang máy là quy trình duy trì và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của thang máy, nhận diện và ngăn chặn kịp thời các sự cố có thể xảy ra. Thống kê từ tổ chức uy tín trong ngành thang máy cho thấy, việc bảo trì định kỳ giảm thiểu nguy cơ sự cố hỏng hóc đáng kể.
>> Đọc thêm: Thang máy gia đình – 5 điều chủ nhà cần biết
2. Thời Gian Bảo Trì Thang Máy
Thời gian bảo trì thang máy thường phụ thuộc vào tuổi thọ và tần suất sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn:
- Thang Máy Mới Lắp Đặt: Trong năm đầu tiên, việc bảo trì định kỳ 2 tháng/lần sẽ đảm bảo vận hành tốt nhất và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra.
- Thang Máy Tuổi Thọ Trên 5 Năm: Sau thời gian đầu tiên, có thể cân nhắc hoặc từ sự tư vấn của đơn vị bảo trì để khách hàng chuyển sang các gói bảo trì mỗi 1 hoặc 2 tháng/lần để duy trì vận hành ổn định và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn.
3. Lý Do Cần Bảo Trì Thang Máy Định Kỳ
3.1. Phát Hiện Sớm Các Vấn Đề Thiết Bị
Thang máy hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt, dẫn đến sự xuống cấp của các linh kiện và thiết bị. Việc bảo trì định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề, tránh tình trạng vận hành không ổn định.
>> Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết thang máy cần sửa chữa sớm
3.2. Đảm Bảo An Toàn và Bền Bỉ
Vận hành không ổn định có thể gây ra các sự cố nguy hiểm cho người sử dụng. Bảo trì thường xuyên giúp đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho thang máy.
3.3. Dự Phòng và Thay Thế Thiết Bị
Các thiết bị thang máy có tuổi thọ nhất định và cần được thay thế khi cần thiết. Bảo trì thường xuyên giúp đưa ra các phương án dự phòng và thay thế kịp thời.
3.4. Giảm Thiểu Chi Phí Thay Thế
Việc không bảo trì thường xuyên có thể dẫn đến hỏng hóc nhanh chóng và tăng chi phí sửa chữa. Bảo trì định kỳ giúp giảm thiểu chi phí thay thế và bảo dưỡng.
>> Đọc thêm: Những sai lầm nguy hiểm trong việc sử dụng thang máy
4. Các Hạng Mục Cần Bảo Trì Của Thang Máy
Stt | Bộ Phận | Danh sách thiết bị |
1 | Phòng đặt máy | Khoá cửa và cửa sổ. Sự di chuyển của cửa, nhiệt độ phòng máy. Đèn, sự thấm nước các vật dụng khác đặt trong phòng máy. |
2 | Các thiết bị trong phòng máy | Máy kéo, động cơ. Dầu máy kéo, phanh điện tử, bộ phanh cơ khí an toàn (Governor), tủ điều khiển. Tất cả các chi tiết trong tủ điều khiển: Relay, khởi động từ, các mạch điều khiển, giắc cắm…. |
3 | Sự hoạt động của phòng thang | Sự hoạt động của cửa: Khởi động, hãm, dừng. Độ lắc, tiếng ồn, Đất, cát ở Sill cửa. Sự di chuyển, Thanh Sefety – Shoes, các thiết bị khác làm cửa mở lại (Photocell, USDS….), lau mắt kính của Photocell, Chuông dừng tầng, quạt làm mát buồng thang. |
4 | Sự hoạt động của tủ cứu hộ | Kiểm tra hoạt động của hệ thống ắc quy, nguyên lý hoạt động của tủ cứu hộ tự động. |
5 | Bảng điều khiển, hộp, hiển thị báo tầng, báo chiều | Sự tác động của các nút ấn, các công tắc. Các vis định vị, các đèn bảo chiều tầng, quá tải. |
6 | Đèn và vách buồng thang | Bóng đèn, bụi bẩn xung quanh. Các boulon bắt vách buồng thang. |
7 | Đèn E. Light | Sự hoạt động của đèn E. Light, độ sáng của bóng đèn. |
8 | Interphone | Kiểm tra sự hoạt động, rẻ, nhiễu…. |
9 | Cửa tầng | Sự hoạt động của các nút gọi tầng. Các đèn báo tầng, chiều. Vệ sinh bụi đất, cát bám trên Sill cửa tầng. |
10 | Bảng quan sát | Kiểm tra lau chùi các đèn báo. |
11 | Hố thang | Kiểm tra đèn dọc hố thang, hộp hứng dầu. Độ thấm nước, vệ sinh sạch sẽ. |
12 | Nóc buồng thang | Vệ sinh công nghiệp, đổ thêm dầu bôi trơn Raill. Vệ sinh toàn bộ |
13 | Cửa thoát hiểm | Kiểm tra sự hoạt động, khoá , Switch an toàn |
14 | Hệ thống Door lock | Kiểm tra khoá Doorlock, tiếp điểm Doorlock, độ nhún của tiếp điểm khi đóng cửa. Kiểm tra các đầu dây. |
15 | Các hộp giới hạn | Kiểm tra khoảng cách tác động. Kiểm tra các bánh xe, hiệu chỉnh các tiếp điểm. Kiểm tra các đầu dây. |
Đây đều là những hạng mục thường xuyên bị hư hỏng nên cần phải kiểm tra, bảo trì thường xuyên để sớm phát hiện, khắc phục các sự cố. có phương án thay thế và sửa chữa khi cần thiết.